Mẹo để Đối Phó với Trầm Cảm Theo Mùa và Căng Thẳng Trong Kỳ Nghỉ Lễ
18 Tháng Mười Hai 2024
Mùa lễ hội được coi là thời gian để ăn mừng với bạn bè và gia đình. Tuy nhiên, đối với nhiều người, mùa lễ có thể làm gia tăng cảm giác cô đơn, căng thẳng và những thách thức về mặt cảm xúc.
Bác sĩ Paul Giger, MD, Giám Đốc Y Khoa về Sức Khỏe Hành Vi tại Providence Health Plan, cho biết có một số lý do khiến một người có thể trải qua trầm cảm, căng thẳng hoặc cảm giác buồn bã nói chung trong mùa lễ. “Đối với những người đang bị cô lập xã hội, sự cô đơn có thể trở nên cao hơn, trong khi những người khác có thể đau buồn về sự mất mát thể chất của những người thân yêu hoặc tiếp tục xa gia đình và bạn bè”, ông cho biết.
Ngoài ra, tiến sĩ Giger còn chia sẻ việc một số cá nhân phát triển chứng trầm cảm sau khi mùa lễ kết thúc, với một số cảm giác khó chịu nếu nó không đáp ứng được kỳ vọng, hoặc nếu họ thất vọng về cách một năm của họ trôi qua.
Đối với những người khác, Rối Loạn Cảm Xúc Theo Mùa (SAD) là một hình thức trầm cảm xuất phát từ sự thay đổi mùa. Nhiều cá nhân mắc bệnh SAD bắt đầu gặp phải các triệu chứng trong mùa đông vì họ dành nhiều thời gian ở trong nhà hơn và ít ra nắng hơn trong cả một ngày. SAD đang tái phát đối với nhiều bệnh nhân và các triệu chứng thường kéo dài từ bốn đến năm tháng trước khi giảm dần vào mùa xuân khi thời tiết thay đổi và ngày dài hơn.
Nếu quý vị hoặc ai đó mà quý vị biết có thể bị trầm cảm trong kỳ nghỉ hoặc SAD thì việc điều chỉnh mức căng thẳng là quan trọng. Các hành vi cho thấy ai đó có thể đang gặp khó khăn bao gồm uống nhiều rượu, ăn quá nhiều, mất ngủ, mệt mỏi hoặc không tận hưởng các hoạt động thường mang lại hạnh phúc. Dưới đây là một số lời khuyên của Tiến Sĩ Giger để đối phó với căng thẳng và chứng trầm cảm trong kỳ nghỉ lễ:
Hãy thực tế: Quý vị có thể cảm thấy áp lực khi tham dự mọi sự kiện hoặc tụ họp trong kỳ nghỉ lễ, điều này có thể khiến quý vị cảm thấy quá tải và/hoặc khiến quý vị cảm thấy có lỗi vì không nhiệt tình. Hãy nhớ rằng không thể làm tất cả mọi việc. Nếu quý vị không cảm thấy thoải mái khi tham dự sự kiện, quý vị có thể từ chối lời mời. Ngoài ra, nếu quý vị không thể gặp những người thân yêu trực tiếp, hãy cố gắng tạo ra những thói quen hoặc khoảnh khắc bên nhau theo cách mới thay vì cảm thấy rằng kỳ nghỉ lễ đang bị hủy hoại.
Xác Nhận Cảm Xúc của Quý Vị: Nếu quý vị cảm thấy chán nản thì nên bộc lộ những cảm xúc đó. Đừng lo lắng về việc mình bộc lộ cảm xúc sẽ khiến người khác mất vui. Thay vào đó, hãy nhớ rằng bạn bè và thành viên gia đình của quý vị đang ở đây để an ủi quý vị, vì vậy cởi mở và trung thực với họ là điều rất quan trọng.
Tìm Nhiều Cách để Duy Trì Kết Nối: Nếu quý vị không thể trực tiếp gặp gia đình hoặc người thân, quý vị vẫn có thể tìm các cách khác để duy trì kết nối với họ. Ngoài ra, nếu quý vị biết ai đó có thể đang gặp khó khăn trong mùa lễ này, hãy liên hệ với họ bằng một lời chào mừng cho kì nghỉ lễ, điều đó có thể nhắc nhở họ rằng quý vị có quan tâm đến họ. Ngay cả sau kỳ nghỉ lễ, hãy nuôi dưỡng những mối quan hệ đó thông qua việc kiểm tra thường xuyên với gia đình và bạn bè.
Tạo Sự Khác Biệt Thông Qua Hoạt Động Tình Nguyện: Giúp đỡ người khác bằng các hoạt động tình nguyện có thể là một trải nghiệm bổ ích, đặc biệt là trong mùa lễ. Tìm kiếm các tổ chức địa phương cung cấp cơ hội làm tình nguyện viên cũng cho phép quý vị gặp gỡ những người mới có sở thích tương tự. Quý vị cũng có thể tìm thấy những cách nhỏ để giúp đỡ những người khác trong cộng đồng của mình, chẳng hạn như giúp đỡ một người hàng xóm, quyên góp đồ vật không dễ hư hỏng cho một cửa hàng thực phẩm hoặc tổ chức quyên góp đồ chơi cho trẻ em cần trợ giúp. Nhiều tổ chức từ thiện cần tình nguyện viên quanh năm, vì vậy quý vị có thể tiếp tục hỗ trợ ngay cả sau ngày lễ.
Dựa vào Những Người có Kinh Nghiệm Tương Tự: Các nhóm hỗ trợ có mặt trong các cộng đồng trên toàn quốc và có thể đồng hành với những người gặp khó khăn không chỉ trong mùa lễ, mà cả năm.
Hãy trao đổi với Bác Sĩ Trị Liệu hoặc Chuyên Gia Được Cấp Phép: Nếu quý vị lo lắng về việc đối phó trong mùa lễ hoặc tin rằng quý vị có thể mắc SAD, hãy cân nhắc trò chuyện với chuyên gia. Hội viên Providence Health Plan cũng có thể tiếp cận người hỗ trợ Quản Lý Hoạt Động Chăm Sóc cá nhân, sẵn sàng giúp quý vị hiểu cách kiểm soát sức khỏe và định hướng hệ thống chăm sóc sức khỏe đầy phức tạp để tìm ra dịch vụ chăm sóc quý vị cần.
Quý vị có thể tiếp cận nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hành vi trong mạng lưới chỉ bằng một vài thao tác:
Nếu quý vị đang gặp khó khăn và cần trợ giúp ngay lập tức, Đường dây nóng Phòng Chống Tự Tử Quốc Gia phục vụ 24/7 theo số 1-800-273-8255. Đường dây nóng là mạng lưới quốc gia gồm các trung tâm khủng hoảng địa phương và cung cấp hỗ trợ miễn phí và bảo mật cho những người đang gặp khủng hoảng tự tử hoặc đau đớn về cảm xúc.
Chia sẻ
Bài Viết Liên Quan
Hỏi đáp với Tiến sĩ Paul Giger: Lời khuyên để duy trì sức khỏe tinh thần